Scholar Hub/Chủ đề/#điểm nhìn trần thuật/
Điểm nhìn trần thuật là góc nhìn của một người xem hay người sử dụng để đánh giá, phân tích và truyền thông một tình huống, một sự kiện, hoặc một vấn đề xã hội....
Điểm nhìn trần thuật là góc nhìn của một người xem hay người sử dụng để đánh giá, phân tích và truyền thông một tình huống, một sự kiện, hoặc một vấn đề xã hội. Điểm nhìn trần thuật tập trung vào việc lưu ý các quan điểm chính và các yếu tố nhìn nhận khác nhau mà có thể ảnh hưởng đến sự hiểu biết và cảm nhận của người xem.
Điểm nhìn trần thuật là một phương pháp phân tích và truyền thông thông qua việc xem xét các yếu tố quan trọng và các quan điểm khác nhau liên quan đến một vấn đề cụ thể. Nó liên quan đến việc xác định, đánh giá và trình bày các luận điểm, thông tin và ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau.
Điểm nhìn trần thuật cho phép một người xem đánh giá sự minh bạch, độ tin cậy và hợp lý của các quan điểm và thông tin được truyền đạt. Nó yêu cầu quan sát và phân tích kỹ lưỡng các tình huống và các lập luận trong đó các quan điểm được diễn tả.
Khi sử dụng điểm nhìn trần thuật, người ta cần xét đến các yếu tố sau đây:
1. Nguồn tin: Điểm nhìn trần thuật yêu cầu xác định và đánh giá nguồn tin của thông tin và quan điểm được truyền đạt. Điều này bao gồm việc kiểm tra tính minh bạch, độ tin cậy, và mục đích của nguồn tin.
2. Trạng thái thông tin: Điểm nhìn trần thuật đòi hỏi xem xét sự hoàn thiện và sự đầy đủ của thông tin được cung cấp. Người xem cần kiểm tra xem thông tin có đủ tường minh, không thiên vị, và không bị lựa chọn thông tin để tạo ra một quan điểm cụ thể.
3. Ngữ cảnh: Điểm nhìn trần thuật yêu cầu xem xét các yếu tố ngữ cảnh trong việc hiểu và đánh giá thông tin. Những ngữ cảnh này có thể bao gồm văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị hoặc các yếu tố xã hội khác có thể ảnh hưởng đến cách mà thông tin được hiểu và truyền đạt.
4. Quan điểm đa chiều: Điểm nhìn trần thuật khuyến khích xét đến sự đa dạng và đa chiều của các quan điểm và ý kiến liên quan đến một vấn đề. Điều này bao gồm việc xem xét các quan điểm phản biện, các quan điểm trái ngược và các ý kiến khác nhau mà có thể mở rộng góc nhìn và hiểu biết của một người xem.
Sử dụng điểm nhìn trần thuật giúp người xem phân tích và đánh giá thông tin một cách toàn diện và khách quan. Điều này cung cấp cho họ khả năng hiểu và đánh giá một tình huống, sự kiện hoặc vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau và nhận biết được các vai trò và ảnh hưởng của các nguồn thông tin và quan điểm.
Điểm nhìn trần thuật về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy VũĐiểm nhìn trần thuật là một yếu tố khơi mở cái nhìn mới về vấn đề Nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ. Khai thác từ góc độ điểm nhìn vừa cho thấy nội dung táo bạo lại cho thấy tài năng độc đáo của nữ nhà văn Thụy Vũ khi nói đến những rào cản và sự bứt phá của nữ giới miền Nam giữa thế kỉ XX. Từ đó, khẳng định đóng góp quan trọng của Thụy Vũ trong Văn học Nữ Việt Nam.
#Nữ quyền #điểm nhìn trần thuật #Nguyễn Thị Thụy Vũ #điểm nhìn trần thuật trong văn học nữ quyền
CÁC HÌNH THỨC XUẤT HIỆN CỦA NGƯỜI TRẦN THUẬT TRONG VĂN XUÔI HƯ CẤU CỦA TÁC GIẢ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Người trần thuật (narrator) là một yếu tố của tự sự, đảm nhận vai trò là nhân vật trung tâm của tác phẩm, chuyên chở góc nhìn, quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Bài viết này khảo sát, tìm hiểu các hình thức xuất hiện của người trần thuật t rong sáng tác văn xuôi hư cấu của các tác giả nữ Việt Nam đương đại, từ đó khái quát những đặc điểm trong từng dạng thức. Bên cạnh đó, bài viết chú trọng tìm ra dạng thức ưa dùng và những nét tiêu biểu mang dấu ấn, sự sáng tạo nữ giới, lí giải sự lựa chọn từ quan điểm và góc nhìn nữ giới. Việc tập trung tìm hiểu các hình thức xuất hiện của người trần thuật trong văn xuôi hư cấu nữ đương đại, đặc biệt ở sự lựa chọn chủ thể trần thuật nữ trong cái nhìn hướng nội, hướng về giới mình, là cơ sở để khẳng định các nhà văn nữ đã định vị văn chương nữ giới ở một tầm vóc mới , xác quyết và khẳng định mạnh mẽ cho việc tìm lại tiếng nói bị mất trong suốt một thời gian dài .
#văn học nữ #các hình thức xuất hiện #người trần thuật #điểm nhìn
Điểm nhìn trần thuật trong Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc HảiNgười kể chuyện trong Tám triều vua Lý là người kể chuyện ở ngôi thứ ba, anh ta đứng bên ngoài để quan sát và kể lại câu chuyện. Vì vậy, trước hết điểm nhìn trong Tám triều vua Lý là điểm nhìn của người kể chuyện – tác giả hàm ẩn. Ngoài ra, trong Tám triều vua Lý có hiện tượng nhường vai trần thuật làm xuất hiện hình tượng người kể chuyện đồng sự. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương thức trần thuật nhân vật, do đó, tác phẩm có sự phối kết nhiều loại điểm nhìn: điểm nhìn của người kể chuyện dị sự, điểm nhìn của nhân vật và sự di chuyển điểm nhìn đến nhân vật. Tất cả tạo nên sự đa dạng hóa điểm nhìn trong việc lý giải các vấn đề lịch sử nhà Lý cũng như số phận nhân vật.
ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT - DIỄN NGÔN VỀ GIỚI TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠITrong xã hội hiện đại, viết và đấu tranh cho quyền lợi và quyền bình đẳng của phụ nữ ngày càng phát triển mạnh mẽ, được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Văn học thời kỳ đổi mới, các tác phẩm có chất lượng ngày càng phát triển. Góp phần làm nên thành công cho nền văn học nước nhà có thể kể đến các nhà văn nữ đã tạo được tiếng vang như: Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài, Trần Thùy Mai, Nguyễn Ngọc Tư… Đóng góp nên sự thành công đó không thể không nhắc đến yếu tố nghệ thuật: điểm nhìn trần thuật (điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài) trong một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn nữ. Bài viết đi sâu phân tích những đặc trưng nghệ thuật về điểm nhìn trần thuật để thấy rõ dấu ấn đặc biệt về xu hướng “nữ quyền hóa”, một chủ đề đang được quan tâm hiện nay.
#Điểm nhìn trần thuật #nhà văn nữ #nữ quyền #diễn ngôn #xu hướng
Điểm nhìn trần thuật trong một số truyện thiếu nhi của Lê Văn NghĩaĐiểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng của nghệ thuật trần thuật. Truyện viết về thiếu nhi của Lê Văn Nghĩa đã lựa chọn điểm nhìn độc đáo và có sự đan xen giữa các điểm nhìn trần thuật. Điểm nhìn của người trần thuật kéo giãn khoảng cách giữa người trần thuật và câu chuyện, tạo ra sự bao quát về nhân vật và câu chuyện được kể. Điểm nhìn của nhân vật vừa kể câu chuyện của chính mình, vừa kể câu chuyện của đám bạn và khám phá số phận riêng của những đứa trẻ. Nhà văn không sử dụng bất di bất dịch một điểm nhìn mà chọn sự luân phiên, dịch chuyển tạo nên cái nhìn đa chiều cho câu chuyện.
#Điểm nhìn trần thuật #Lê Văn Nghĩa #truyện thiếu nhi.
ĐIỂM NHÌN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT KHI MIÊU TẢ NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1975 Bài viết này nghiên cứu điểm nhìn và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 về miêu tả nhân vật anh hùng. Từ nhiều góc độ khác nhau của người kể chuyện, các tác giả đã khắc họa hình tượng những nhân vật anh hùng trong lịch sử một cách sinh động và đa dạng. Khi kể chuyện bằng ngôi thứ ba, nhân vật anh hùng lịch sử xuất hiện với ngoại hình và thần thái hơn người, toát lên ánh hào quang thần thánh và là nỗi khiếp sợ của quân thù. Khi thâm nhập vào thế giới bên trong nhân vật để trần thuật, từ điểm nhìn chủ quan này, người trần thuật đã sử dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp cùng độc thoại nội tâm. Lúc này, nhân vật anh hùng dân tộc cũng mang những giận hờn, yêu ghét, thậm chí phàm tục, đam mê và khát vọng. Sự linh hoạt di chuyển điểm nhìn trần thuật cùng sự thay đổi và kết hợp nhiều giọng điệu kể chuyện: ngợi ca hào sảng, trầm buồn, trữ tình, triết lí hay chiêm nghiệm đã góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng nhân vật anh hùng. Qua phân tích điểm nhìn và giọng điệu trần thuật, bài viết cho thấy sự vận động của thể loại tiểu thuyết lịch sử Việt Nam, cũng như năng lực sáng tạo và sự
#đóng góp của các nhà văn sau 1975 trong việc miêu tả nhân vật lịch sử. tiểu thuyết lịch sử #nhân vật anh hùng #điểm nhìn #giọng điệu
Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu HuệVăn học Việt Nam từ sau đổi mới đã đưa đến những sự cách tân bứt phá trên mọi phương diện, trong đó phải kể đến lĩnh vực truyện ngắn với hàng loạt các tác phẩm có giá trị. Đến với "37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ", người đọc thấy được những tìm tòi, sáng tạo của một cây bút nữ giàu nội lực, đem lại tiếng nói mới mẻ, hiện đại cho văn xuôi nước nhà. Trong đó phải kể đến nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật đa dạng, độc đáo, thể hiện cái nhìn đa chiều, đa diện, khuynh hướng đối thoại của truyện ngắn hiện đại.
Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của Trần Mai Hạnh và hình thái diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử trong phối điểm nhìn trần thuậtViết về đề tài chiến tranh bằng cái nhìn khách quan trong việc đi sâu khám phá bản chất của hiện thực lịch sử như một khách thể thẩm mĩ, Trần Mai Hạnh đã thành công trong việc xử lí điểm nhìn trần thuật mang tính chiến lược, tạo sinh quyền lực cho các tổ chức, cấu trúc diễn ngôn lịch sử. Theo đó, với sự linh hoạt trong phối điểm nhìn trần thuật - điểm nhìn đồng nhãn/điểm nhìn trao vai/điểm nhìn thoại dẫn, tiểu thuyết Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 đã mở ra nhiều khu vực tiếp xúc, giúp bạn đọc tri nhận “sức nóng” của hiện thực chiến tranh hơn 40 năm về trước trong nhiều kênh đối thoại khi tiệm cận với bản thể con người cá nhân hay tinh thần sự kiện lịch sử qua những góc nhìn thấu xét đến chiều sâu của bản chất đối tượng.
#Tiểu thuyết #diễn ngôn lịch sử #điểm nhìn trần thuật #phối điểm nhìn #bản thể